Chăm sóc gà đá bị phù
Trước khi chăm sóc gà đá bị phù, sư kê cần kiểm tra tình trạng của gà thêm một lần nữa để đảm bảo xác định chính xác gà có đúng bị phù hay không để có phương pháp điều trị đúng và kịp thời. Lưu ý cần kiểm tra toàn bộ cơ thể gà xem bị thương chỗ nào, mức độ nặng hay nhẹ. Các vị trí cần đặc biệt lưu ý như cổ, đùi, dưới cánh…
Nếu gà bị phù sẽ xuất hiện nhưng bóng hơi do sự tác động từ các trận chiến và từ những móng cựa sắc nhọn của chiến kê đối phương. Nếu như vết đánh bị bầm nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc đỏ y tế hoặc nước muối để điều trị. Sau đó dùng khăn ấm chườm vào những vị trí vết này để tan máu bầm.
Trong trường hợp vết thương xuất hiện những bóng hơi thì buộc phải điều trị theo phương pháp riêng biệt, tránh để lâu gây ra tình trạng nghiêm trọng cho gà.
- Bước 1: Dùng 1 chiếc dao lam trước sát trùng sạch để rạch 1 đường nhỏ trên bóng hơi. Mục đích của việc làm này là để ép hơn ra ngoài.
- Bước 2: Sau khi ép hơi, lập tức nhồi thuốc đỏ y tế vào bên trong vết rạch để tránh nhiễm trùng và đảm bảo vết thường sẽ nhanh lành.
Chăm sóc gà đá bị ói
Gà bị ói là việc chiến kê bị đối phương đánh vào các vị trí quan trọng như tim, phổi, lục phủ ngũ tạng dẫn đến bị ói máu. Tuy nhiên gà vẫn cố chiến đấu đến cùng và nuốt lượng máu này vào trong. Theo thuật ngữ của các dân chơi gà thì đây là tình trạng gà bị tan khi bị trúng cựa dẫn tới ói. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu như gà không được điều trị kịp thời do sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu trong và đông máu.
Để điều trị, trước tiên khi mang gà về từ trường đá thì tiến hành tắm rửa sạch sẽ. Tuy nhiên tuyệt đối không nên vỗ hen bởi sẽ khiến gà bị tím mặt làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là dùng các loại thuộc đặc trị gà bị ói như Vimefloro và LINCO-SAL.
Kết hợp các loại thuộc này tiềm vào lườn gà liên tục trong vòng 5 ngày đầu tiên. Sau đó tiếp tục cho gà uống men tiêu hoá để giúp gà dễ tiêu bởi gà bị ói thường rất dễ bỏ ăn.
Nếu gà không tự ăn, sư kê có thể bơm cháo trắng cho gà hoặc trộn với cơm nóng có cám viên để đút cho gà. Tuyệt đối không để gà đói dẫn đến suy kiệt cơ thể và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Ngoài ra cũng lưu ý không ôm gà quá mạnh, dẫn đến việc tác động vào các vết thương.
Chăm sóc gà đá bị trúng cựa
Với các chiến kê bị trúng cựa dẫn đến bị chảy máu có thể dùng thuốc kháng sinh giúp gà nhanh lành vết thương. Khu vực nuôi gà phải có nhiệt độ ấm và thông thoáng để tránh vết thương bị nhiễm trùng hoặc nhiễm lạnh.
Về chế độ dinh dưỡng, sau khi gà bị trúng cựa không nên cho ăn ngay. Tốt nhất là để gà nghỉ ngơi và lấy lại tâm lý sau các trận đánh căng thẳng. Tuỳ vào tình trạng của chiến kê mà có các thực phẩm dinh dưỡng phù hợp.
Thông thường, nếu gà đá bị trúng cựa, các sư kê có kinh nghiệm thường cho gà uống nước cốt cua đồng xay. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp điều trị các vết thương bên trong cơ thể gà. Ngoài ra với những chiến kê bị gãy cựa, gãy chân sau quá trình chiến đấu cũng nhanh chóng hồi phục do nước cua đồng xay có rất nhiều canxi.
Đặc biệt nếu gà đá bị trúng cựa ở mắt, sư kê có thể dùng phương pháp dân gian để chữa trị. Theo đó hoa đu đủ là loại thần dược cho gà đá bị trúng cựa vào vị trí nhạy cảm này. Cách làm thì rất đơn giản, chỉ cần vò nát và sát trực tiếp lên vị trí mắt của chiến kê.
Một số lưu ý khi chăm sóc gà đá bị tang
Có rất nhiều lưu ý khi chăm sóc gà đá bị tang sau quá trình chiến đấu. Dưới đây là một số những lưu ý cơ bản được Dagatructiep247 tổng hợp:
Cho gà nghỉ ngơi
Nhiều sư kê sai lầm khi cho gà ăn ngay sau khi chiến đấu. Đây là việc làm hoàn toàn sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tốt nhất sau khi mang gà từ trường đá, bạn nên cho gà nghỉ ngơi lấy lại sức và tâm lý. Trong thời gian này bạn cũng cần liên tục theo dõi gà xem có dấu hiệu gì bất thường hay không để sớm có biện pháp xử lý.
Tất nhiên trong thời gian này cũng ngưng tất cả các hoạt động tập luyện. Việc làm này khiến gà sẽ bị chấn thương nặng hơn và có nguy cơ hồi phục lâu hơn dự kiến ban đầu. Sau này khi gà đã ổn định thì cho tập luyện trở lại cũng chưa muộn.
Không vần, om bóp gà
Không vần, om bóp gà cũng là lưu ý quan trọng khi chăm sóc gà đá bị tang. Tốt nhất trong thời gian này ưu tiên là phục hồi sức khoẻ cho chiến kê sau trận đánh căng thẳng.
Bổ sung dinh dưỡng, canxi
Sau khi gà đã ổn định, việc bổ sung dinh dưỡng và đặc biệt là canxi là rất quan trọng. Các thực phẩm tốt giúp gà mau lấy lại sức khoẻ và hồi phục vết thương. Một số thực phẩm dinh dưỡng chín như: Lươn, cá, trạch phải được cung cấp hàng ngày. Các loại thực phẩm rau, củ, quả bạn cũng không nên bỏ qua.
Xem thêm: Có nên cho gà uống nước vôi trong khi bị tang không?
Không gian nuôi thông thoáng, nhiệt độ phù hợp
Chuồng nuôi thông thoáng và sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp sẽ tránh cho gà bị nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra cũng tạo tâm lý tốt cho gà sau các trận đánh khốc liệt.
Nẹp cánh, chân gà nếu bị gãy
Trong tường hợp gà bị gãy cánh, gãy chân thì phải tiến hành nẹp cố định. Sau 1 tháng điều trị mới tiến hành bỏ nẹp ra. Chưa nên cho gà đi đấu ngay bởi lúc này xương của gà còn rất yếu.
Với các chiến kê bị vẹo cổ thì bạn có thể dùng dầu xanh để xoa bóp hay cho gà ăn thạch sùng ngâm rượu. Đây là cách làm truyền thống nhưng lại rất hiệu quả trong việc điều trị gà bị trúng gió dẫn đến vẹo cổ.